Bắt đầu với những điều
cơ bản và cốt lõi
📗📗 Từ vựng, phát âm và ngữ pháp
▶ Tất nhiên chúng ta sẽ nói đến từ vựng đầu tiên. Nếu không có từ vựng thì có lẽ bạn sẽ chỉ có thể dùng hành động để giao tiếp với người đối diện. Điều này thật sự mất thời gian và đôi khi thật buồn cười phải không. Thậm chí trong một số trường hợp (như thi cử chẳng hạn) thì ai có nhiều từ vựng hơn thì người đó “thắng”.
▶ Phát âm. Muốn người đối diện hiểu, hãy nói với âm thanh họ có thể nghe ra được. Đừng đánh đố người bản xứ bằng cách phát âm của tiếng Việt, họ sẽ không có kiên nhẫn để “suy luận” ra chữ bạn vừa nói là chữ gì trong ngôn ngữ của họ đâu. Ví dụ đơn giản với âm /iː/ và /ɪ/, chúng không giống với tiếng Việt, nên chúng ta không thể áp tiếng Việt vào việc phát âm chữ “beach” mà không quan tâm tới quy tắc của nó, vì nếu không may mắn, bạn có thể khiến mình bị xấu hổ khi phát âm thành 1 từ khác khiến người nghe cảm thấy bị xúc phạm. Thậm chí là âm /b/ và /p/, trông như tiếng Việt đấy, nhưng nếu không chú ý, không nắm quy tắc thì có lẽ bạn sẽ khiến người nghe phân vân liệu bạn đang nói crab hay crap đâu. Thế nên, ngay từ ban đầu bạn phải chuẩn hóa phát âm của mình. Điều này tương tự như bạn bập bẹ tập nói tiếng Việt khi còn nhỏ, sẽ có nhiều sai sót, và phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Mọi thứ đều tốn thời gian, hãy làm chậm rãi và chắc chắn. Đừng bao giờ bỏ qua nó với suy nghĩ “một ngày nào đó” mình sẽ quay lại, vì khi bạn đã quá quen với việc phát âm sai thì sẽ rất khó để thay đổi. Như thế chỉ càng tốn thêm thời gian mà thôi.
▶ Ngữ pháp, ngữ pháp và ngữ pháp. Tại sao? Có vẻ như một bộ phận rất lớn người học có suy nghĩ “chỉ cần học giao tiếp”, “tiếng Anh phổ thông quá nặng nề ngữ pháp và không thực tiễn” hay thậm chí là “học như một đứa trẻ” nên đã coi thường ngữ pháp và chỉ muốn học “giao tiếp” nhanh gọn lẹ mà thôi. Điều này [việc coi nhẹ ngữ pháp] không tốt cho việc học ngôn ngữ. Bất kể là ngôn ngữ nào cũng đều có quy tắc. Hãy hình dung bạn biết từ vựng nhưng khi nói 1 câu lung tung không đầu không cuối, liệu người đối diện sẽ hiểu được bao nhiêu?
Ngữ pháp xuất hiện trong cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết, nó gắn liền với quá trình sử dụng ngôn ngữ của bạn, nó chính là xương sống để xây đắp câu chữ, thể hiện ý tưởng mạch lạc rõ ràng. Nếu không tập trung vào ngữ pháp đúng mức, bạn sẽ rất lúng túng trong việc tiếp nhận các kiến thức mới (khi mà các kiến thức đều yêu cầu bạn phải đọc/nghe-hiểu lý thuyết thì bạn cần nắm chắc ngữ pháp để dễ hiểu ý tứ trong câu hơn).
Một ví dụ đơn giản, câu
“Minh wants talk to I” nghe rất gần với tiếng Việt, nhưng về ngữ pháp thì theo
sau “want” phải là “to + V”, và tân ngữ “tôi" phải là “me” chứ không phải
“I”. Câu đúng phải là “Minh wants to talk to me.” (Minh muốn nói chuyện với
tôi.). Hay thậm chí 1 câu đúng khi người mẹ nói với các con là “Time to eat,
children”, nếu viết không có dấu phẩy thì nghĩa sẽ thật kinh dị phải không. Đó
là với câu đơn, với những câu dài hơn và phức tạp hơn thì việc nắm chắc ngữ
pháp mới giúp bạn thể hiện ý tứ rõ ràng và đúng đắn để truyền đạt tới người
nghe/người đọc được. Vì thế đừng bao giờ nghĩ rằng ngữ pháp là thừa thãi.
🔴 Vậy nên hãy xác định ngay từ ban đầu rằng mình phải xây dựng 1 nền tảng vững chắc để có thể đi được đoạn đường dài phía sau. Luôn đánh giá đúng tầm quan trọng của ngữ pháp và phát âm trong suốt quá trình học. Từ đó bạn mới có thể tạo ra một lộ trình học thích hợp cho bản thân được.
Xem bài viết lộ trình cho người từ mất gốc đến 7+ IELTS tại đây.
0 Nhận xét